Đây là những bài viết về kiến thức nuôi dạy con nhận được lượng đọc và chia sẻ lên đến hàng chục nghìn trên mạng xã hội suốt một năm qua. Qui tắc nuôi con của người Nhật khiến thế giới ngưỡng mộ. Vẫn rằng biết trong một nền giáo dục của mỗi một miền văn hóa khác nhau, cách giáo dục con cái nào cũng có thể có những điểm tốt và những điểm xấu, những điểm có thể áp dụng cho một đất nước này mà lại không phù hợp với một quốc gia khác.
Nhưng theo đánh giá của nhiều người, phương pháp giáo dục của người Nhật có rất nhiều điểm đáng học tập và làm thay đổi quan điểm của nhiều người từ những điều tưởng chừng nhỏ bé và đơn giản nhất nhưng có thể nhiều bậc phụ huynh vẫn đang bỏ qua.
Những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ
Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm mắm muối cho “vừa miệng….mẹ” rồi nghĩ rằng ăn như vậy trẻ mới cảm thấy ngon, mới ăn được nhiều. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.
Theo trang SH của Trung Quốc, một em bé mới 8 tháng tuổi ở nước này đã sớm gặp phải các vấn đề về thận, đe doạ sức khoẻ nghiêm trọng đến mức phải nhập viện cấp cứu, tất cả chỉ vì thói quen nấu cháo sai lầm của mẹ.
Lý do dẫn em bé sơ sinh này đến tình cảnh đau lòng như vậy là bởi mẹ của em bé khi nấu cháo cho con thường xuyên nêm nếm rất nhiều muối. Chế độ ăn này kéo dài liên tục nhiều tháng đã tạo gánh nặng cho thận của bé. Trẻ sơ sinh các cơ quan nội tạng chưa phát triển đủ, việc ăn muối quá mức đã khiến thận của bé bị quá tải, dẫn đến cả rối loạn chức năng tim.
Các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh ăn muối khiến bé dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng do bé không hấp thụ được. “Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi chỉ nên ăn thức ăn đơn giản, không bổ sung thêm gia vị. Tất cả những thực phẩm chế biến tươi, không cần nêm gia vị đã chứa đủ các chất dinh dưỡng bé cần”, bác sĩ của trang SH chia sẻ.
Ngoài việc nêm nếm quá nhiều muối và gia vị nói chung vào cháo cho trẻ, cha mẹ cũng nên lưu ý một số lỗi sai khi nấu cháo sau có thể khiến bé không tăng cân, chậm lớn:
Cho thêm ngũ cốc vào cháo
Mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
Đập thêm trứng vào cháo cho bé
Nhiều chị em khi nấu cháo cho trẻ thường thích đập một quả trứng sống vào bát cháo rồi trộn đều lên cho bé ăn với suy nghĩ làm như vậy sẽ khiến bát cháo thêm thơm ngon bổ dưỡng. Tuy nhiên nếu đập trứng sống vào cháo nóng, dù nhiệt độ cháo còn cao thì vi khuẩn còn sót lại trên vỏ trứng vẫn không thể bị tiêu diệt.
Vo gạo quá kỹ dẫn đến mất vitamin B1
Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn. Do đó ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng đặc trưng nhất là mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn và táo bón – điều rất nhiều bà mẹ lo sợ. Nếu thiếu nặng có thể dẫn tới phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim. Trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ có thể bị tử vong đột ngột do suy tim nếu người mẹ bị thiếu vitamin B1.
Vì Vitamin B1 rất dễ bị hòa tan trong nước và tiêu biến ở nhiệt (nhất là với B1 có trong đậu xanh), mẹ cần có những chú ý đặc biệt trong chế biến thức ăn, đặc biệt là trong cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm để không làm hao hụt vitamin B1.
Nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại.
Kiêng dầu ăn cho bé
Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.
4 quy tắc dạy con nổi tiếng thay đổi cuộc đời 1 đứa trẻ
Dưới đây là 4 nguyên tắc dạy con vô cùng nổi tiếng trên thế giới, có khả năng thay đổi cuộc đời của trẻ, khuyến khích giáo dục trẻ em theo hướng phát triển tự nhiên, toàn diện, giúp trẻ phát huy hết khả năng vốn có, bồi đắp không chỉ về mặt kiến thức mà còn về tình cảm cho các bé. Cách dạy con bướng bỉnh “một phát nghe ngay” không cần quát mắng
Sẽ có lúc nhiều bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp bé có thể nói “Không!” với hầu như tất cả mọi thứ bố mẹ yêu cầu. Các con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.
Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, hay cáu gắt.
Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận
Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con.
Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như “Điều gì đang làm phiền con vậy?”, “Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc “Giờ con muốn làm gì?”…Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.
Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.
Động viên và khen ngợi con khi cần thiết
Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó
Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.
Ví dụ, bé đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ. Khi ấy, nếu mẹ quát mắng, bắt bé đi ngủ ngay lập tức thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại và cùng thưởng thức chương trình đó với con một lúc, sau đó nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.