Son hiện nay là vật bất ly thân của các chị em phụ nữ. Việc lo lắng về thỏi son ấy có chứa chì hay không là một điều hết sức được quan tâm vì trong những thành phần có hại cho da và sức khỏe có trong son môi là chì. Thông thường, tác hại của chì trong mỹ phẩm sẽ không biểu hiện ngay, nhưng sau thời gian dài nó sẽ thẩm thấu qua da, gây dị ứng cho làn da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, nó còn gây ra những hiện tượng rất nghiêm trọng.
Cách test chì của các loại son
Hơn nữa, sử dụng mỹ phẩm chứa chì, đặc biệt là son môi có thể khiến môi bị thâm, xỉn răng, gây ngộ độc cấp, nôn, tiêu chảy, tích tụ lâu ngày có thể gây bệnh tim, phổi và nặng hơn là gây ung thư.
Để tránh sự ảnh hưởng đáng sợ của chì đối với son môi, mình khuyên các bạn hãy tìm hiểu kĩ về các loại son không chì để đảm bảo tốt nhất cho mình. Việc biết trước và tìm hiểu rõ cũng giúp bạn tự tin hơn khi chọn mua cho mình một thỏi son ưng ý nhất cho đôi môi. xin gửi tới các bạn tham khảo cách test các loại son không chì.
Bình thường, nếu thử son trên môi hay trên mu bàn tay, chúng ta rất khó nhận biết như thế nào là son có chì. Nhưng nếu xoa một chút son lên mu bàn tay, rồi dùng nhẫn vàng tây di đi, di lại nhiều lần. Nếu màu son không bị đổi màu, son không có chì.
Nếu chỉ hơi chuyển màu sẫm thì hàm lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu son trên mu bàn tay sau cọ xát với vàng tây chuyển sang màu sẫm, đen, tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho da môi của bạn.
Cách nhận biết son môi chứa chì
– Dùng vàng chà xát lên son
Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.
Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.
Cụ thể, đã có những cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu chà 4 loại kim loại khác nhau (vàng, bạc, đồng, hợp kim thiếc) với thành phần sáp (là thành phần có nhiều trong mỹ phẩm) lên một tờ giấy trắng và kết quả trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen. Vì thế, không thể nói tất cả các sản phẩm bị chuyển màu bởi vàng đều chứa chì.
Tuy nhiên, để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn. Đây là cách chọn son môi an toàn cho chị em phụ nữ.
Thực tế, nhiều loại son hồng nhạt vẫn có hàm lượng chì cao hơn cả son đỏ thẫm. Do đó, bên cạnh cách thử son như trên, bạn hãy cẩn thận tô một lớp son dưỡng trước khi thoa son màu nhé.