Chảy nước mũi trẻ em là một bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt với những gia đình có bố mẹ tiền sử bệnh hô hấp. Vậy điều trị căn bệnh này ra sao
Contents
Nguyên nhân gây ra chảy nước mũi ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chảy nước mũi ở trẻ nhỏ, tuy nhiên chúng ta có thể quy ra được hầu hết các nguyên nhân bắt đầu từ bên trong khi cơ thể bé còn yếu, sau đó gặp phải những tác nhân bên ngoài môi trường khiến nước mũi chảy, gây khó thở cho trẻ nhỏ.
Khi cơ thể trẻ bị tác động bởi những kích thích đến từ bên ngoài như thời tiết thay đổi, hóa chất, viêm nhiễm, bụi bẩn … thì các mô trong mũi của trẻ bị kích thích, gây ra phản ứng và tạo ra nhiều hơn các chất dịch nhờn, gây ra khó thở, ngạt mũi cho trẻ. Nếu triệu chứng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ rất nhẹ thì bạn có thể rửa mũi bằng nước muối còn nếu đi kèm với những triệu chứng như sốt, buồn nôn … thì cần đến các trung tâm y tế lớn để điều trị.
Cách chăm sóc trẻ khi bị chảy nước mũi
Khi bị chảy nước mũi thì bạn cần làm việc đầu tiên đó là tìm ra nguyên nhân. Bé bị chảy nước mũi là do bị dị ứng với tác nhân bên ngoài, hay bị cảm lạnh. Dưới đây là một số phương pháp để bạn có thể khắc phục, cải thiện sức khỏe cho trẻ ngay trước mắt cho bé.
Làm sạch mũi cho trẻ
Khi trẻ nhỏ bị sổ mũi, nghe tiếng thở khò khè thì bạn nên làm sạch mũi cho trẻ ngay đầu tiên. Hiện nay có rất nhiều dụng cụ hút mũi cho trẻ nhanh chóng, với giá thành phải chăng. Khi vệ sinh cho bé bạn nhớ bịt một bên mũi và hút một bên để lực hút mũi được nhẹ nhàng nhất.
Ngoài ra việc làm sạch cho mũi bé thì bạn cũng cần lưu ý bằng cách loại bỏ những mảng bám, rỉ mũi cho trẻ nếu có. Tuy nhiên việc làm này cần cực kỳ cẩn thận, tránh sự tổn thương mao mạch mũi của trẻ nhỏ.
Rửa mũi bằng nước muối
Nước muối sinh lý là một trong những sản phẩm an toàn tuyệt đối với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng nước muối để vừa làm làm mũi cho trẻ, vừa giúp diệt vi khuẩn, bụi bặm bám trong mũi trẻ nhỏ.
Cách làm vô cùng đơn giản bằng cách : để trẻ nằm ngửa, nghiêng về 1 bên, chân cao hơn đầu sau đó nhẹ nhàng bóp nước muối sinh lý vào mũi trẻ, mỗi lần từ 1 đến 2 giọt. Sau vài phút thì dùng dụng cụ hút chất nhày để hút từng bên mũi cho trẻ. Bạn cũng cần vỗ nhẹ phần lưng của bé, từ trên xuống dưới để dịch nhày thoát ra ngoài nhé.
Sử dụng nước ấm
Nếu triệu chứng chảy nước mũi có trẻ em là do bé bị cảm lạnh thì bạn hãy sử dụng nước ấm để làm ấm cho trẻ và giúp trẻ tăng cường sức khỏe nhé. Có nhiều cách để dùng nước ấm giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ như : uống nước ấm, ngâm chân nước ấm …
Khi sử dụng nước ấm thì bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng nước quá nóng kẻo bóng chân bé, nếu sử dụng nước nóng để ngâm chân thì liên tục thêm nước ấm để đảm bảo nhiệt độ nước, đến khi bé toát ra mồ hôi, đặc biệt tại vùng trán là được.