Cha mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?
Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Cũng bởi, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ.

Có thể nói rằng, ngạt mũi là tình trạng phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hiện tượng này xảy ra khi khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Do ở độ tuổi này, trẻ chưa học được cách thở bằng miệng nên nghẹt mũi khiến bé cảm thấy khó chịu. Mặc dù ngạt mũi không làm bé bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.

Vậy, làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Trước khi quyết định phương án điều trị cho bé, bố mẹ nên biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là gì? Bởi, tình trạng này xảy ra khi các mạch máu, mô trong khoang mũi bị lấp đầy bởi quá nhiều chất lỏng. Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thì rất có thể do một số nguyên nhân khác như:

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
  • Cúm;
  • Viêm xoang;
  • Dị ứng với phấn hoa, bụi hoặc các món ăn;
  • Không khí khô;
  • Các bệnh do virus (như cảm lạnh).
  • Chất gây kích thích như bụi, khói thuốc lá hoặc nước hoa;

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Tuy tình trạng ngạt mũi không quá nghiêm trọng, thế nhưng nó khiến bé cảm thấy khó chịu nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian dài. Nếu bé đang bị ngạt mũi và bạn không biết nên xử lý như thế nào thì hãy áp dụng ngay một số cách sau:

Sử dụng máy hút mũi

Bạn hãy cân nhắc việc sử dụng dụng cụ hoặc máy hút mũi nếu tình trạng ngạt mũi khiến bé khóc và khó chịu. Những thiết bị này có thể loại bỏ chất nhầy dư thừa, tuy nhiên trước khi hút bạn nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi, sau vài giây thì hút bằng máy.

Sử dụng máy hút mũi
Sử dụng máy hút mũi

Nhỏ nước muối vào mũi

Nước muối là biện pháp giúp điều trị tình trạng ngạt mũi tốt nhất mà bố mẹ có thể áp dụng. Bạn chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi của trẻ để làm giảm lượng nhầy trong mũi. Lưu ý, dung dịch cho vào mũi trẻ này chỉ gồm muối và nước chứ không có chất nào khác. Mỗi ngày nhỏ 3 lần để đem đến kết quả tốt nhất, chỉ sau một thời gian sử dụng tình trạng này sẽ giảm đáng kể.

Nâng đầu cao khi ngủ

Khi trẻ ngủ, bạn hãy sử dụng gối để kê lên đầu, điều này không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn giảm tình trạng ngạt mũi.

Loại bỏ chất nhầy

Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con. Mẹ hãy sử dụng bông gòn rồi làm ẩm bằng nước và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy.

Xông hơi

Đặt một bình phun nước mát hoặc máy làm ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất nhiều. Không những thế, cách này còn giúp làm tăng độ ẩm không khí trong phòng. Ngoài ra, bạn hãy tắm hơi cho bé để mang lại hiệu quả như mong muốn. Thế nhưng, bạn nên lưu ý phải thường xuyên lau chùi các thiết bị này vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc cực kỳ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xông hơi
Xông hơi

Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng có thể giúp bé bớt tức ngực và dễ thở hơn nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực bé. Có 2 cách để vỗ lưng như sau:

Cách 1. Đặt con nằm úp trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng;

Cách 2. Cũng vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30°.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Trong trường hợp những mẹo trên không mang lại kết quả như mong muốn, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sỹ.