Sống một mình rất đơn giản nhưng khi về chung một nhà các cặp vợ chồng son thường bị khủng hoảng về tài chính do không cân đối được các khoản chi tiêu dẫn đến bị hao hụt, tiêu âm. Chuyenvochong.com.vn sẽ bật mí cho các bạn tuyệt chiêu chi tiêu mỗi tháng 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội. Phương pháp này vừa giúp bạn cân đối tài chính, vừa giúp bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền dư ra…
Bài viết dưới đây dành để hướng dẫn những cặp vợ chồng son đang sống tại Hà Nội cách chi tiêu tiết kiệm, hợp lý nhất chỉ với 8 triệu đồng/ tháng.
Contents
- 1 Cách chi tiêu hợp lý của 2 vợ chồng sống tại Hà Nội
- 1.1 Khoản 1: Tiền nhà trọ – 2 triệu đồng/ tháng
- 1.2 Khoản 2: Tiền điện nước, internet – gói gọn trong 1 triệu đồng
- 1.3 Khoản 3: 500.000 đồng / tháng cho việc chi tiêu mua sắm vật dụng gia đình
- 1.4 Khoản 4: Tiền xăng xe – 500.000 đồng
- 1.5 Khoản 5: Dành ra 3 triệu/ tháng tiền ăn
- 1.6 Khoản 6: Chi phí phát sinh đám cưới, đám chay
Cách chi tiêu hợp lý của 2 vợ chồng sống tại Hà Nội
Để chi tiêu hợp lý 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội hàng tháng mà không bị thâm hụt các khoản thì 2 vợ chồng nên lập kế hoạch và chia nhỏ phần tiền 8 triệu ra làm cách khoản khác nhau. Cụ thể:
Khoản 1: Tiền nhà trọ – 2 triệu đồng/ tháng
Không phải tất cả các cặp vợ chống đều ở nhà trọ, có cặp vợ chồng đã có nhà trên Hà Nội, sống cùng với bố mẹ trên Hà Nội. Tuy nhiên, chuyenvochong.com.vn xin chia sẻ cách tiêu 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội cho phần đông cư dân. Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ trên Hà Nội đều là thuê nhà để ở.
Do vậy, trong các khoản chia chi tiêu hàng tháng, chia riêng khoản trả tiền nhà. Với 2 vợ chồng son thì một căn hộ có giá 2 triệu đồng/ tháng là hợp lý.
Khoản 2: Tiền điện nước, internet – gói gọn trong 1 triệu đồng
Số tiền 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội cần trích ra 1 triệu cho khoản thứ 2 không thể không có hàng tháng chính là tiền điện nước, internet phải trả. Do đó, hãy để khoản bắt buộc này riêng ra, tránh bị tiêu nhầm vào đây.
Khoản 3: 500.000 đồng / tháng cho việc chi tiêu mua sắm vật dụng gia đình
Mỗi tháng, bạn sẽ phải bỏ một khoản phí để mua những vận dụng gia đình hàng ngày như xà phòng, nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm,… tuy nhiên, hay hạn chế và đặt mức chi tiêu cho mục này không vượt quá 500.000 đồng/ tháng.
Khoản 4: Tiền xăng xe – 500.000 đồng
2 vợ chồng nên việc đi lại cũng nhiều hơn. Do vậy, hãy để chi phí cho phần này là 500.000 đồng, thỉnh thoảng bạn sẽ phải thay dầu, nhớt,…
Nếu 2 vợ chồng làm cùng cơ quan hoặc tiện đường làm thì có thể đề xuất ý tưởng đi chung để tiết kiệm xăng xe cho gia đình.
Khoản 5: Dành ra 3 triệu/ tháng tiền ăn
Khoản chi tiêu sống còn hàng tháng của bạn chính là tiền ăn cho 2 vợ chồng. Bạn nên dành ra 3 triệu đồng/ tháng để làm tiền ăn. Hạn chế việc tối đa ăn ngoài để tránh phát sinh những khoản phí ăn uống khác.
Thông thường, đi làm sẽ được trợ cấp ăn trưa nên bạn chỉ còn phải chi cho bữa ăn tối + ăn sáng trong gia đình. Bạn nên ăn tối tại nhà, 2 vợ chống nấu cơm ăn để tiết kiệm chi phí, đồ ăn đảm bảo và quan trọng nhất là bầu không khí ấm áp trong gia đình.
Khoản 6: Chi phí phát sinh đám cưới, đám chay
Sẽ không thể tránh được những khoản chi phí phát sinh như đám chay, đám cưới. Do đó, nên để ra 1 triệu đồng/tháng cho khoản phí này. Nếu tháng này không có thì vẫn giữ lại phòng ngừa trường hợp một tháng có nhiều đám phải đi.
Nào, giờ thì cộng các khoản phí mà bạn sẽ phải tri trong một tháng lại: 2 triệu tiền nhà + 1 triệu tiền điện nước + 500.000 đồng tiền xăng xe + 500.000 đồng tiền mua đồ tiêu dùng + 3 triệu tiền ăn + 1 triệu tiền đám cưới, đám chay = 8 triệu đồng tròn chịa. Vậy là bạn đã có phương pháp chi 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội.
Với phương án chi tiêu 8 triệu 2 vợ chồng ở Hà Nội này bạn sẽ để ra được một khoản phí kha khá mỗi tháng làm tiết kiệm. Ví dụ nếu khoản thu nhập của 2 vợ chồng mỗi tháng là 15 triệu đồng, vậy bạn sẽ tiếp kiệm được 7 triệu đồng/ tháng. Với cách chi tiêu này thì việc mua nhà trả góp tại Hà Nội cho 2 vợ chồng hoàn toàn có thể áp dụng được.
Nguồn: http://chuyenvochong.com.vn/